Vui học - Nền tảng học online hàng đầu cho cấp THPT

Vui học

https://vuihoc.vn/ Chia sẻ kiến thức, thông tin và phương pháp học tập phục vụ K12 và ôn đánh giá năng lực, ôn thi tốt nghiệp THPT hiệu quả trên website vuihoc. Cung cấp miễn phí kho tài liệu và các phương pháp ôn thi hiệu quả dành cho học sinh các cấp. https://vuihoc.vn/gioi-thieu.html apple: https://apps.apple.com/app/apple-store/id1532853682 App GG: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.vuihoc read less
EducationEducation

Episodes

soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-65-van-9-tap-1-canh-dieu
Today
soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-65-van-9-tap-1-canh-dieu
Những tổ chức quốc tế luôn mang trong mình một trách nhiệm và ý nghĩa riêng đối với các đất nước tham gia. Cùng VUIHOC tìm hiểu về phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 65| Văn 9 tập 1 Cánh diều để tìm hiểu về tên viết tắt của những tổ chức quốc tế cũng như ý nghĩa của những tổ chức ấy nhé! 1. Câu 1 trang 65 sgk văn 9/1 cánh diều Ghép tên viết tắt của những tổ chức quốc tế của bên A với tên tiếng việt phù hợp của bên B: Trả lời: 1 - c 2 - e 3 - d 4 - a 5 - b 2. Câu 2 trang 65 sgk văn 9/1 cánh diều Tìm tên viết tắt của những tổ chức quốc tế phù hợp với mỗi kí hiệu * ở trong những câu dưới đây: Trả lời: a) Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) kinh tế thế giới vào năm 2003 đạt mức tăng trưởng là 3,2%. (Theo Phí Như Chanh) b) Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một sự kiện vô cùng quan trọng ở trong đời sống kinh tế và xã hội của nước ta. (Theo Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế). >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 3. Câu 3 trang 65 sgk văn 9/1 cánh diều Tìm ba tên viết tắt của những tổ chức quốc tế mà em đã biết (ngoài những cái tên đã có trong bài tập 1,2). Nêu ra tên tiếng Việt của những tổ chức ấy. Trả lời: - APEC là tên viết tắt cho Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. - ASEAN là tên viết tắt cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. - FAO là tên viết tắt cho Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc. 4. Câu 4 trang 65 sgk văn 9/1 cánh diều Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) trình bày hiểu biết của em về một tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, trong đoạn văn ấy có sử dụng đến tên viết tắt của tổ chức đó. Trả lời: Đoạn văn tham khảo 1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với rất nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ cùng với 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam), là một thực thể chính trị và kinh tế vô cùng quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không thể nào thiếu trong chính sách khu vực của những nước lớn và những trung tâm quan trọng ở trên thế giới. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm chính là hình thành nên Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý chính là Hiến chương ASEAN. Đoạn văn tham khảo 2: UN là tên viết tắt của Liên Hợp Quốc (United Nations) là một tổ chức liên chính phủ với nhiệm vụ duy trì hòa bình cùng với an ninh quốc tế, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế và là trung tâm giúp điều hòa những nỗ lực quốc tế hướng tới các mục tiêu chung. Liên Hợp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối của Thế chiến II với mục đích ngăn chặn những cuộc xung đột quy mô toàn cầu ở trong tương lai và thay thế cho một tổ chức đã bị giải thể trong quá khứ chính là Hội Quốc Liên vốn hoạt động không thực sự hiệu quả. Trụ sở chính được đặt ở Manhattan thuộc thành phố New York và những chi nhánh văn phòng khác nằm tại Geneva, Nairobi, Vienna và The Hague. Trên đây chính là phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 65| Văn 9 tập 1 Cánh diều vô cùng chi tiết và cho các em thêm nhiều thông tin về những tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia. Ngoài phần soạn bài được trình bày ở trên, nếu các em có mong muốn được tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hoặc những những bài soạn của môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập vào website chính thức của VUIHOC để có thể tự đăng ký một cách nhanh chóng khoá học bổ ích cho bản thân và được giải đáp những câu hỏi hóc búa từ đội ngũ giáo viên vô cùng dễ thương với trình độ chuyên môn cao của VUIHOC nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-65-van-9-tap-1-canh-dieu-4433.html
soan-bai-kham-pha-ki-quan-the-gioi-thac-i-goa-du-van-9-tap-1-canh-dieu
Yesterday
soan-bai-kham-pha-ki-quan-the-gioi-thac-i-goa-du-van-9-tap-1-canh-dieu
Qua phần Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du| Văn 9 tập 1 cánh diều dưới đây mà VUIHOC đã chuẩn bị, hy vọng các em có thể tìm hiểu được những thông tin liên quan đến kỳ quan thế giới đặc biệt này. Văn bản sẽ giúp các em giới thiệu về chuyến đi thám hiểm vẻ đẹp của thác I-goa-đu, đây là một vẻ đẹp hoang dã, tuyệt vời. 1. Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du: Chuẩn bị - Đọc trước văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du sau đó lên hệ với những danh lam thắng cảnh khác nữa. - Tìm hiểu một vài kỳ quan thế giới liên quan tới di sản thiên nhiên Trả lời: - Vườn quốc gia Komodo tại Indonesia bao gồm đến ba đảo lớn là Komodo, Rinca và Padar cùng với rất nhiều đảo nhỏ hơn, với tổng diện tích là 1.817 km2. Khuôn viên vườn quốc gia này đã được thành lập từ năm 1980 để bảo vệ cho con rồng Komodo. Sau đó, nó cũng là khu bảo tồn cho rất nhiều loài vật khác, bao gồm cả những động vật biển. Những hòn đảo của công viên quốc gia có nguồn gốc từ núi lửa. - Sông ngầm Puerto Princesa (ở Philippines) là dòng chảy dưới một núi đá vôi, với tổng chiều dài 8,2 km. Cảnh quan ở đây bao gồm những nhũ đá cùng với măng đá và hang động. Đây được xem là một con sông ngầm dài nhất thế giới. - Núi Bàn là một biểu tượng ở Nam Phi, cao đến 1.086m so với mực nước biển. Đây cũng là địa danh tự nhiên duy nhất ở trên hành tinh này có một chòm sao được đặt tên dựa theo nó là Mensa, có nghĩa là “bàn”. Ngọn núi có đỉnh bằng phẳng đã trải qua đến 6 triệu năm xói mòn và tạo ra sự màu mỡ. Đây là vương quốc của những loài hoa nhỏ nhất ở trên trái đất với khoảng hơn 1.470 loài. Núi Bàn tự hào là nơi chứa được rất nhiều loài động thực vật quý hiếm với nguy cơ tuyệt chủng cao. Núi Bàn là một danh thắng được biết tới nhiều nhất tại Cape Town, cửa ngõ vào châu Phi. - Jeju là một hòn đảo núi lửa tại Hàn Quốc. Đây là đảo lớn nhất và cũng là tỉnh nhỏ nhất ở Hàn Quốc. Hòn đảo có tổng diện tích bề mặt là 1.846 km2. Tâm điểm của đảo Jeju chính là ngọn núi cao nhất Hàn Quốc Hallasan (đã ngưng hoạt động, độ cao 1.950m so với mặt nước biển). Xung quanh Hallasan còn có đến 360 núi lửa “vệ tinh”. >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều  2. Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du: Đọc hiểu 2.1 Chú ý vào những thông tin chính về thác I-goa-du 2.2 Ý nghĩa của đề mục được in đậm này là gì? 2.3 Tìm hiểu nghĩa của những cụm từ “thuỷ, lục, không quân” 2.4 Có những trải nghiệm như thế nào ở thác I-goa-du? 2.5 Từ đề mục in đậm, dự đoán về nội dung của phần này. 2.6 Vì sao gọi đây là việc đi vào “Họng quỷ”? 2.7 Chú ý vào bút pháp miêu tả của tác giả 2.8 Chú ý vào các con số. 2.9 Câu văn nào nêu ra được suy nghĩ của tác giả? 3. Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du: Trả lời câu hỏi cuối bài 3.1 Câu 1 trang 65 sgk văn 9/1 cánh diều 3.2 Câu 2 trang 65 sgk văn 9/1 cánh diều 3.3 Câu 3 trang 65 sgk văn 9/1 cánh diều 3.4 Câu 4 trang 65 sgk văn 9/1 cánh diều 3.5 Câu 5 trang 65 sgk văn 9/1 cánh diều 3.6 Câu 6 trang 65 sgk văn 9/1 cánh diều Ngoài những danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, thông qua phần Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du Văn 9 tập 1 cánh diều, các em có thể tìm hiểu thông tin về một kỳ quan nổi tiếng ở trên thế giới. Ngoài phần soạn văn phía trên, nếu các em cũng mong muốn được tham khảo về những bài soạn văn khác hay là những bài soạn của những môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập vào website chính thức vuihoc.vn để có thể tự đăng ký một cách nhanh chóng khoá học cho bản thân và được giải đáp những câu hỏi trực tiếp từ đội ngũ giáo viên dễ thương với trình độ chuyên môn cao của VUIHOC nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-kham-pha-ki-quan-the-gioi-thac-i-goa-du-van-9-tap-1-canh-dieu-4432.html
soan-bai-vinh-ha-long-mot-ki-quan-thien-nhien-doc-dao-va-tuyet-mi-van-9-tap-1-canh-dieu
2d ago
soan-bai-vinh-ha-long-mot-ki-quan-thien-nhien-doc-dao-va-tuyet-mi-van-9-tap-1-canh-dieu
Vịnh Hạ Long của Việt Nam đã được Unesco nhiều lần công nhận là Di sản thiên nhiên của Thế giới. Điều này khiến chúng ta vô cùng tự hào và để tìm hiểu kỹ hơn về di sản đặc biệt này, cùng VUIHOC Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ| Văn 9 tập 1 cánh diều ngay nhé! 1. Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ: Chuẩn bị Đọc trước văn bản Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ sau đó tìm hiểu những thông tin về vịnh Hạ Long. Nêu những hiểu biết của em về vịnh Hạ Long và những điều mà em muốn biết thêm về danh lam thắng cảnh nổi tiếng ấy. Trả lời - Thông tin của Vịnh Hạ Long: + Vịnh Hạ Long nằm tại Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165km, thuộc địa phận của tỉnh Quảng Ninh. + Vịnh Hạ Long còn bao gồm cả vịnh Bái Tử Long. Vịnh Bái Tử Long mang giá trị tương đồng với một khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long về cảnh quan, địa mạo, địa chất, đa dạng sinh học cùng với văn hóa lịch sử. Đây là nơi tập trung rất nhiều các đảo đá, hang động cùng bãi tắm đẹp nổi tiếng. - Những hiểu biết của em về vịnh Hạ Long: + Hạ Long nghĩa là “Rồng xuống”. Từ trước thế kỷ XIX, tên của vịnh Hạ Long chưa được ghi chép ở trong thư tịch cổ của Việt Nam, chủ yếu được biết tới với tên gọi Giao Châu, Lục Thủy, Hải Đông, An Bang, An Quảng, Hoa Phong, Nghiêu Phong …. Đến cuối thế kỷ XIX, tên vịnh Hạ Long mới được xuất hiện trên bản đồ hàng hải của Pháp vẽ về vịnh Bắc Bộ và trên một vài bài báo bằng chữ tiếng Pháp và chữ tiếng Việt. + “Hạ Long” còn được gắn liền với truyền thuyết nguồn gốc của dân tộc Việt đó là “Con Rồng, cháu Tiên”, gắn với truyền thuyết đàn rồng hạ xuống giúp cho người Việt đánh giặc ngoại xâm và bảo vệ bờ cõi. Chuyện được kể rằng: “Ngày xưa, khi mà người Việt mới lập nước, trong một lần nước Việt bị giặc ngoại xâm, trời đã sai Rồng mẹ mang theo một đàn Rồng con xuống để giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc ngoài biển cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn Rồng cũng bắt đầu hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số các châu ngọc, những châu ngọc đó thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững và liên kết lại như bức tường thành vững chãi, bất ngờ chặn bước tiến của quân giặc. Thuyền giặc đang lao nhanh bị chặn lại và đột ngột đâm vào những đảo đá, đâm vào nhau mà vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, Rồng mẹ và Rồng con cũng không trở về trời, mà ở lại dưới hạ giới – nơi vừa diễn ra trận chiến đấu. Chỗ Rồng mẹ xuống chính là Hạ Long, nơi Rồng con xuống gọi là Bái Tử Long. Đuôi của đàn Rồng quẫy lên trắng xóa đó là Long Vĩ (tức bán đảo Trà Cổ thuộc địa phận thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ngày nay)”. >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 2. Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ: Đọc hiểu 2.1 Phần mở đầu nêu ra thông tin chính gì? 2.2 Chú ý vào tên viết tắt của những tổ chức quốc tế. 2.3 Việc dẫn thơ Nguyễn Trãi tại đây có tác dụng gì? 2.4 Tiêu đề mục 1 cho biết rằng nội dung chính của phần này là gì? 2.5 Chú ý vào những chi tiết làm sáng tỏ cho tiêu đề 1? 2.6 Những biện pháp tu từ nào đã được sử dụng ở trong đoạn này? 2.7 Dự đoán về nội dung chính của phần 2. 2.8 Vẻ đẹp và cái thú của Hạ Long đã được khắc hoạ theo trình tự như thế nào? 2.9 Đêm trăng thu ở Hạ Long có điểm gì độc đáo? 2.10 Chú ý vào vẻ đẹp đa dạng của hang động tại Hạ Long. 2.11 Hồ Đầm Ba có điểm gì độc đáo? 2.12 Ý của Quách Mạt Nhược thông qua câu thơ là gì? 3. Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ: Trả lời câu hỏi cuối bài 3.1 Câu 1 trang 61 sgk văn 9/1 cánh diều 3.2 Câu 2 trang 61 sgk văn 9/1 cánh diều 3.3 Câu 3 trang 61 sgk văn 9/1 cánh diều 3.4 Câu 4 trang 61 sgk văn 9/1 cánh diều 3.5 Câu 5 trang 61 sgk văn 9/1 cánh diều 3.6 Câu 6 trang 61 sgk văn 9/1 cánh diều Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-vinh-ha-long-mot-ki-quan-thien-nhien-doc-dao-va-tuyet-mi-van-9-tap-1-canh-dieu-4431.html
soan-bai-tu-danh-gia-luc-van-tien-gap-nan-van-9-tap-1-canh-dieu
2d ago
soan-bai-tu-danh-gia-luc-van-tien-gap-nan-van-9-tap-1-canh-dieu
Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn| Văn 9 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu hơn về đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Soạn bài Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn Văn 9 tập 1 Cánh diều 1. Câu 1 trang 51 SGK Văn 9/1 Cánh diều Sự việc nào trong văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn giống với truyện kể dân gian? Đáp án B. Người nhân đức bị hại nhưng được cứu giúp 2. Câu 2 trang 51 SGK Văn 9/1 Cánh diều Phương án nào nêu đúng đặc điểm truyện thơ Nôm thể hiện qua đoạn trích trên? Đáp án C. Sử dụng thể lục bát và chữ Nôm 3. Câu 3 trang 51 SGK Văn 9/1 Cánh diều Nhận định nào dưới đây phù hợp với cuộc sống của ông Ngư được miêu tả trong đoạn trích? Đáp án C. Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi 4. Câu 4 trang 51 SGK Văn 9/1 Cánh diều Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ trong đoạn trích trên là gì? Đáp án A. Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo cho đoạn thơ sắc thái Nam Bộ đậm đà 5. Câu 5 trang 52 SGK Văn 9/1 Cánh diều Nhận định nào dưới đây nêu không đúng về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích? Đáp án D. Chú ý khắc hoạ nội tâm nhân vật >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 6. Câu 6 trang 52 SGK Văn 9/1 Cánh diều Tìm hiểu và nêu bối cảnh của câu chuyện trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” thuộc phần hai trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Tác phẩm kể về Lục Vân Tiên và tiểu đồng của ông do tài năng của mình mà bị Trịnh Hâm hãm hại. 7. Câu 7 trang 52 SGK Văn 9/1 Cánh diều Trịnh Hâm trong đoạn trích là người như thế nào? Sau khi đọc đoạn trích, ta thấy được Trịnh Hâm là người gian xảo, độc ác, bất nhân bất nghĩa. 8. Câu 8 trang 52 SGK Văn 9/1 Cánh diều Nhận xét về hành động và nhân cách của vợ chồng ông Ngư trong đoạn trích. - Hành động của vợ chồng ông Ngư Hối hả, gấp rút mỗi người một việc chạy chữa để cứu tính mạng của Vân Tiên. Sau khi biết được hoàn cảnh của Lục Vân Tiên, vợ chồng ông Ngư lập tức giúp đỡ và sẵn sàng cứu giúp anh mà không cần bất cứ đền đáp. - Nhân cách của vợ chồng ông Ngư Vợ chồng ông Ngư là những người bao dung, hào hiệp, sẵn sàng giúp người khác. Họ còn là những người không màng danh lợi, không làm việc vì lợi ích hay có bất cứ tính toán nào khi làm mọi việc. 9. Câu 9 trang 52 SGK Văn 9/1 Cánh diều Qua đoạn trích, có thể thấy được thái độ, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu đối với người dân lao động như thế nào? Có thể thấy được thái độ, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu đối với người dân lao động: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã là thể hiện được niềm tin vào tương lai, khát vọng với một cuộc sống chân thiện mỹ. Ông còn lên án chế độ độc tài, sự xấu xa ích kỷ của những người có địa vị cao trong xã hội. 10. Câu 10 trang 52 SGK Văn 9/1 Cánh diều Hãy chọn và phân tích một hoặc hai câu thơ mà em thích nhất trong đoạn trích. Phân tích hai câu thơ “Hối con vầy lửa một giờ/ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày". Trịnh Hâm là đại diện rõ ràng nhất cho loại người độc ác, bất tài nhưng lại luôn ghen ghét và tìm cách hãm hại những người anh hùng vừa tài năng vừa hào hiệp. Nhưng tất nhiên, ở đâu cũng sẽ có những con người thiện lương luôn giúp đỡ người khác như chính gia đình của Ngư Ông. Vừa nhìn thấy có cơ hội, Ngư Ông đã khẩn cấp cứu Lục Vân Tiên vào bờ và cấp cứu. Mỗi người một việc nhanh nhẹn tìm cách cứu người mà không hề toan tính thiệt hơn hay mong chờ hồi đáp. Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Tự đánh giá: Lục Vân Tiên gặp nạn| Văn 9 tập 1 Cánh diều. Hy vọng qua bài soạn chi tiết này các em sẽ có thêm những gợi ý và cái nhìn đa chiều về đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”. Qua đó giúp các em hiểu chi tiết hơn về tác phẩm. Các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất trên website vuihoc.vn để bổ sung thêm nhiều kiến thức văn học với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau nhé. Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-tu-danh-gia-luc-van-tien-gap-nan-van-9-tap-1-canh-dieu-4291.html
soan-bai-nghe-va-nhan-biet-tinh-thuyet-phuc-cua-mot-kien-van-9-tap-1-canh-dieu
3d ago
soan-bai-nghe-va-nhan-biet-tinh-thuyet-phuc-cua-mot-kien-van-9-tap-1-canh-dieu
Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến| Văn 9 tập 1 Cánh diều Dưới đây là phần Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến| Văn 9 tập 1 Cánh diều. Bài viết sẽ giúp các em nghe, nhận biết cũng như đánh giá được những ý kiến của những tác giả, nhà văn về một số tác phẩm nghệ thuật. Cùng VUIHOC tham khảo ngay bài viết chi tiết này nhé! Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến Văn 9 tập 1 Cánh diều 1. Từ đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, làm sáng tỏ về ý kiến: Nguyễn Du tả cảnh để ngụ tình. 2. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét sắc thái của ngôn ngữ Nam bộ. Hãy làm rõ ý kiến đó qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh Diều Trên đây là hai bài văn mẫu đại diện cho hai đề bài thuộc phần Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến| Văn 9 tập 1 Cánh diều. Hy vọng rằng, khi các em tham khảo bài soạn này, các em có thể hiểu cách mà tác giả muốn triển khai, cũng như đánh giá được tính thuyết phục của một ý kiến bình luận văn học bất kỳ. Ngoài bài soạn này ra, nếu các em mong muốn tham khảo thêm những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác của các môn học khác thì cần nhanh tay truy cập vào website chính thức của VUIHOC chính là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được giải đáp thắc mắc trực tiếp từ thầy cô giáo với trình độ chuyên môn cao và tràn đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-nghe-va-nhan-biet-tinh-thuyet-phuc-cua-mot-kien-van-9-tap-1-canh-dieu-4290.html
soan-bai-phan-tich-mot-doan-trich-tac-pham-van-hoc-van-9-tap-1-canh-dieu
4d ago
soan-bai-phan-tich-mot-doan-trich-tac-pham-van-hoc-van-9-tap-1-canh-dieu
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh diều 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé! Soạn bài Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học 1. Phân tích đoạn thơ trích từ Truyện Kiều (Nguyễn Du) Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc và là một danh nhân lỗi lạc trong nền văn hóa thế giới, được biết đến nhiều với câu nói để đời: “con mắt nhìn thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Ông đã sáng tác cho văn học rất nhiều tác phẩm bất hủ, nhưng nổi bật trong đó nhất vẫn là “Truyện Kiều”. Tác phẩm này đã đưa tên tuổi của Nguyễn Du trở thành một huyền thoại trong văn học Việt Nam, không chỉ bởi ở trong đó chứa đựng một cốt truyện hấp dẫn mà còn bởi ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh phong phú và những biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Trong “Truyện Kiều”, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ nổi bật nhất và đậm chất nhất, diễn tả tinh tế và sâu sắc lên những nét tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, một nơi hoàn toàn biệt lập và hoang vắng, tách biệt so với thế giới bên ngoài. Qua đoạn thơ này, người đọc có thể cảm nhận được nỗi cô đơn, buồn tủi và những lo lắng, sợ hãi của Thúy Kiều khi nghĩ về một tương lai bất định, không điểm đến của mình. Nguyễn Du đã khéo léo khi những hình ảnh thiên nhiên hoang vắng, lạnh lẽo để miêu tả nỗi lòng cô đơn của Thúy Kiều, tạo nên một bức tranh tâm trạng đầy cảm xúc và sâu sắc, làm rung động lòng người. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm trong phần hai của tác phẩm "Truyện Kiều" mang tên “Gia biến và lưu lạc”. Đây là khúc thơ tâm tình mang đầy nỗi xúc động, đau thương của Thúy Kiều khi lần đầu tiên nàng bước chân ra khỏi chốn “êm đềm trướng rủ màn che”. Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, đoạn thơ chính là một bản đàn viết ra với nhiều cung bậc tâm trạng của nàng. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi và cũng là tấm lòng thủy chung, hiếu thảo mà nàng dành cho người yêu và cha mẹ. Nguyễn Du đã khéo léo dùng những cảnh vật xung quanh để phản ánh những cảm xúc sâu kín trong lòng Kiều, tạo nên một bức tranh tâm trạng vừa đẹp đẽ nhưng cũng lại vô cùng đau thương. Qua đoạn trích này, người đọc cảm nhận được nỗi lòng và nỗi đau đớn về số phận của Thúy Kiều trước những biến cố cuộc đời. Nhà thơ đã miêu tả hình ảnh về một bức tranh tâm cảnh, tức là cảm xúc chủ đạo trong thơ. Tuy nhiên, lí trí của nhà thơ vẫn sáng suốt khi xây dựng một kết cấu trong bài thơ khá khoa học và chặt chẽ. Bài thơ được tác giả chia thành ba phần rõ ràng. Phần đầu tiên miêu tả quang cảnh ở lầu Ngưng Bích, nơi mà chứa đựng đầy cảm giác cô đơn và trống vắng. Phần thứ hai tập trung vào nỗi nhớ nhung, sự cô đơn và sầu tủi của nhân vật chính. Trong trạng thái đó, nàng nhớ về những người thân yêu, cụ thể là Kim Trọng và cha mẹ. Những kỷ niệm ngọt ngào và những tình cảm sâu đậm mà nàng dành cho Kim Trọng, cùng với lòng hiếu thảo và luôn lo lắng cho cha mẹ, càng làm cho nỗi buồn của nàng thêm phần sâu sắc. Cuối cùng, phần thứ ba là tâm trạng đau khổ và lo lắng khi nàng nghĩ đến tương lai mịt mờ phía trước của nàng. Nàng dự cảm về những tai ương và sóng gió sẽ ập đến trong cuộc đời mình, khiến tâm trạng nàng lại thêm phần đau đớn và bi quan. Tất cả những phần trên đều được kết nối với nhau một cách logic và mạch lạc, cho thấy sự tài tình của Nguyễn Du trong việc xây dựng một bức tranh cảm xúc phức tạp nhưng lại rất khoa học và chặt chẽ. Những cảm xúc trong thơ không chỉ được thể hiện qua ngôn từ mà còn qua cấu trúc viết thơ, từ đó tạo nên một tác phẩm vừa sâu lắng về mặt tình cảm nhưng cũng lại vừa tinh tế về mặt nghệ thuật. >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-phan-tich-mot-doan-trich-tac-pham-van-hoc-van-9-tap-1-canh-dieu-4289.html
soan-bai-thuc-hanh-doc-hieu-kieu-o-lau-ngung-bich-van-9-tap-1-canh-dieu
1w ago
soan-bai-thuc-hanh-doc-hieu-kieu-o-lau-ngung-bich-van-9-tap-1-canh-dieu
Truyện Kiều - Nguyễn Du là một tác phẩm văn học kinh điển trong nền văn học Việt Nam. Thuý Kiều là một minh chứng cho “Hồng nhan bạc mệnh”, cùng VUIHOC khai thác những sóng gió để hiểu thêm về số phận đau buồn của Kiều qua soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Ngữ văn lớp 9 tập 1 chương trình Cánh diều. 1. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Kiều ở lầu Ngưng Bích: Chuẩn bị Yêu cầu (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): - Học sinh đọc trước đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Học sinh đọc nội dung giới thiệu để tìm hiểu bối cảnh đoạn trích Sau khi bị Mã Giám Sinh làm nhục, biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều liều mình tự vẫn. Mụ chủ nhà chứa sợ “mất cả vốn lẫn lời” nên đã vờ hứa hẹn sẽ gả chồng cho Kiều, rồi đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích để kén chồng nhưng thực chất là giam lỏng và chuẩn bị âm mưu, hóng bắt nàng phải tiếp khách làng chơi. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. 2. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Kiều ở lầu Ngưng Bích: Đọc hiểu 2.1 Chú ý việc sử dụng từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều. Không gian trước lầu Ngưng Bích được miêu tả là rộng lớn và mênh mông qua các từ như "non xa," "trăng gần," và "bát ngát." Không gian được mở ra theo chiều cao và chiều xa, tạo cảm giác chênh vênh và đơn độc giữa cảnh bao la. Sự trống trải và hoang vắng của cảnh vật được thể hiện rõ qua các từ như "cát vàng," "bụi hồng," "cồn nọ," và "dặm kia," tất cả đều gợi lên sự thiếu vắng sự sống và cảm giác ngổn ngang. Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều được biểu hiện qua hình ảnh "mây sớm đèn khuya," cho thấy sự lặp đi lặp lại và quay vòng của thời gian, tạo cảm giác nhàm chán và buồn tẻ. Khung cảnh thiên nhiên này phản ánh rõ hoàn cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Nàng bị giam lỏng, mất tự do ở chốn hoang vắng mặc dù thơ mộng, mang trong mình cảm giác cô đơn, buồn tủi và đầy hổ thẹn. Các từ ngữ như "khóa xuân," "non xa," "trăng gần," "bốn bề," "cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia" đều góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều, nhấn mạnh sự cô độc và buồn bã trong tình cảnh của nàng. >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc chương trình Ngữ Văn 9 tập 1 Cánh diều. Đoạn trích không chỉ thể hiện tình cảm xót thương của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh, mà còn là minh chứng cho bút pháp tự sự đặc sắc của ông qua việc tả cảnh ngụ tình. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức khác của trong chương trình học học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-doc-hieu-kieu-o-lau-ngung-bich-van-9-tap-1-canh-dieu-4288.html
soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-43-van-9-tap-1-canh-dieu
12-09-2024
soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-43-van-9-tap-1-canh-dieu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43| Văn 9 tập 1 Cánh diều dưới đây sẽ hướng dẫn các em về nội dung của một số điển tích điển cố quen thuộc cũng như tác dụng của chúng trong mỗi tác phẩm. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43 Văn 9 tập 1 Cánh diều 1. Câu 1 trang 43 SGK Văn 9/1 Cánh diều Ghép các điển cố, điển tích (in đậm) ở bên A với nguồn gốc và nghĩa nêu ở bên B a) Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/ Cỗ xe cầu hiền thường chăm chăm còn dành phía tả. (Nguyễn Trãi) ghép với 2) Điển tích, lấy từ chuyện xưa bên Trung Quốc: "Tín Lăng Quân người nước Nguy, nghe nói Hầu Doanh là người hiền tài, đem xe đi đón. Tín Lăng Quân ngồi bên hữu (bên phải), dành bên tả (bên trái) cho Hầu Doanh để tỏ ý đặc biệt tôn trọng.". Câu văn mượn chuyện này để ngụ ý: Lê Lợi luôn mong đợi người hiền tài. b) Chí làm trai dặm ngàn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. (Chinh phụ ngâm) ghép với 3) Điển cố, lấy ý từ câu của Mã Viện thời Hán: “Bậc trượng phu nên chết ở nơi biên giới, chốn chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây ... ". Câu này ngụ ý: Làm trai phải đánh đông dẹp bắc, xả thân nơi chiến trường vì nghĩa lớn. c) Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai (Nguyễn Du) ghép với 4) Điển cố, lấy từ bài ca của Lý Diên Niên (Trung Quốc): “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” (Ngoảnh lại một cái làm xiêu thành trì của người, ngoảnh lại cái nữa làm xiêu nước của người.). Câu thơ mượn từ ngữ của bài thơ xưa để diễn tả vẻ đẹp của Thuý Kiều. d) Nuôi con những ước về sau,/ Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi. (Nguyễn Du) ghép với 1) Điển tích, lấy từ chuyện xưa bên Trung Quốc: “Vua Vũ Hán Đế kén phò mã, cho công chúa ngồi trên lầu ném quả cầu xuống, ai cướp được thì được làm phò mã”. Câu thơ mượn chuyện này để ngụ ý: Cha mẹ Thuý Kiều mong muốn gả con vào nơi xứng đáng. 2. Câu 2 trang 43 SGK Văn 9/1 Cánh diều Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây: a) Trải qua một cuộc bể dâu/Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Điển tích: Bể dâu Ý nghĩa của điển tích này chính là ám chỉ sự thay đổi nhanh chóng và biến chuyển mạnh mẽ xảy ra trước mắt chúng ta. b)Bấy lâu nghe tiếng má đào/Mắt xanh chẳng để ai vào đó không? Điển cố: Mắt xanh Ý nghĩa: Trong đời nhà Tần, Nguyễn Tịch nổi danh với việc ứng xử với mọi người. Khi ông giao tiếp với người mà mình thích thì ông sẽ nhìn thẳng nên người đối diện sẽ nhìn thấy tròng mắt màu xanh. Nhưng khi gặp người mà ông ghét thì ông sẽ nhìn nghiêng, lườm họ nên họ sẽ chỉ nhìn thấy được tròng mắt màu trắng. Chính vì vậy, ''Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?'' ám chỉ người con gái tài sắc vẹn toàn được rất nhiều người đàn ông yêu thương hỏi cưới. Ai được nàng chấp nhận sẽ thường được gọi là “lọt vào mắt xanh” của cô gái. >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 3. Câu 3 trang 44 SGK Văn 9/1 Cánh diều Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-43-van-9-tap-1-canh-dieu-4287.html
soan-bai-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga-van-9-tap-1-canh-dieu
11-09-2024
soan-bai-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga-van-9-tap-1-canh-dieu
Bài viết dưới đây chính là soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga| Văn 9 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm về tác giả Nguyễn Đình Chiểu cùng với đoạn trích nổi tiếng “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” từ tác phẩm nổi tiếng Lục Vân Tiên. 1. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Chuẩn bị 1.1 Tìm hiểu về Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm 1822 mất ngày 24 tháng 5 năm 1888 tại làng Tân Thới phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định ngày nay chính là phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. - Ông sinh ra ở quê mẹ, xuất thân trong một gia đình nhà nho hiếu học. - Thời nhỏ ông được mẹ nuôi dạy và theo học một ông thầy đồ cùng làng. Vì biến đổi của thời thế khiến cho năm 11 tuổi ông đã chuyển đến Huế để học tập, đến năm 18 tuổi thì ông quay trở lại Gia Định. - Đến năm 1843, khi ông ở tuổi 21 ông đã đỗ tú tài ở trường thi Gia Định. Đến bốn năm sau ông lại ra Huế để chờ khoa thi vào năm 1849. Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh Diều - Vào năm 1848, mẹ ông mất. Nghe tin dữ, ông đã lập tức cùng em trai về nhà chịu tang mẹ. Nhưng do khóc quá nhiều vì thương mẹ cũng như thời tiết thất thường và quãng đường di chuyển vất vả khiến cho ông bị ốm nặng. Sau thời gian được chạy chữa nhưng không hết bệnh khiến cho ông bị mù. Tai họa liên tục ập tới, sau khi mắt ông hỏng thì ông bị vị hôn thê bỏ, gia cảnh ngày càng sa sút. Trong thời gian bị ốm đã học nghề thuốc, đến năm 1851 thì ông mở trường dạy học và làm thầy thuốc với hiệu Hối Trai. - Sự nghiệp văn chương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu có thể chia thành hai giai đoạn chính: + Giai đoạn đầu vào những năm 50 của thế kỷ XIX. Đây chính là thời điểm ông viết ra những tác phẩm nổi tiếng như Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu. Có thể nói, đây là giai đoạn thể hiện những tư tưởng yêu nước thương dân và tư tưởng nhân nghĩa của ông. + Giai đoạn sau là từ khi quân Pháp chiếm Gia Định đến năm ông qua đời. Thời kỳ này cuộc sống của ông gắn bó trực tiếp với người dân trong hoàn cảnh mất nước. Lúc này các tác phẩm của ông chính là những lời phê phán, lên án mạnh mẽ quân xâm lược cũng như phê phán triều đình nhu nhược yếu đuối không thể bảo vệ đất nước. --- Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga| Văn 9 tập 1 Cánh diều . Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga-van-9-tap-1-canh-dieu-4286.html
soan-bai-canh-ngay-xuan-van-9-tap-1-canh-dieu
11-09-2024
soan-bai-canh-ngay-xuan-van-9-tap-1-canh-dieu
Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Cảnh ngày xuân| Văn 9 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm về đại thi hào Nguyễn Du cùng với đoạn trích nổi tiếng “Cảnh ngày xuân” từ tác phẩm văn học có giá trị xuyên không gian, vượt thời gian là Truyện Kiều. 1. Soạn bài Cảnh ngày xuân: Chuẩn bị a) Tìm hiểu về đại thi hào Nguyễn Du Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 mất ngày 3 tháng 1 năm 1766. Theo một số tài liệu, ông sinh ra tại làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh với tên chữ là Tố Như còn hiệu là Thanh Hiên. Ông là người sống gần dân cùng vốn am hiểu sâu sắc với văn hóa của dân tộc. Cuộc đời và những tác phẩm của ông cũng mang đậm ảnh hưởng của thời đại. Do có học vấn uyên bác cùng với kiến thức vững vàng về các loại thơ cổ nên tác phẩm của ông trải dài từ chữ Hán sang chữ Nôm, từ thể loại thơ ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, đến ca, hành,... Các tác phẩm của ông luôn có nhạc tính, có âm thanh và bừng lên màu sắc tươi đẹp của sự sống. Các tác phẩm của ông rất tinh tế và khéo léo khi nổi bật cả nghệ thuật tả cảnh lẫn bút pháp diễn tả tâm trạng của nhân vật. b) Đoạn trích Cảnh ngày xuân Đoạn trích thuộc phần “Gặp gỡ và đính ước”. Cả đoạn trích đều nói về chủ chính là vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa xuân vừa trong sáng vừa tràn đầy sức sống. Các nhân vật chính có trong đoạn trích là hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Nội dung của đoạn trích là bức tranh thiên nhiên mùa xuân với lễ Tảo mộ và hội Đạp Thanh. Tác phẩm sử dụng bút phát miêu tả với chất tạo hình cao. Chỉ qua vài nét chấm phá điểm xuyết đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên mùa xuân sống động. Đại thi hào Nguyễn Du còn lựa chọn nhiều từ ngữ có tính gợi hình gợi cảm để miêu tả cảnh thiên nhiên cùng với tâm trạng của hai nhân vật chính Thúy Kiều Thúy Vân như nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà… >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 2. Soạn bài Cảnh ngày xuân: Đọc hiểu 2.1 Chú ý việc sử dụng từ ngữ để miêu tả mùa xuân. Những từ ngữ được tác giả sử dụng để miêu tả mùa xuân là “ngày xuân”, “chín chục đã ngoài sáu mươi”,... Những từ này không chỉ nói về mùa xuân mà còn ám chỉ sự nhanh chóng của thời gian khí nó trôi qua rất nhanh, thoáng cái đã bước sang tháng thứ ba của năm mới. 2.2 Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua các hình ảnh nào? Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua hai hình ảnh của tiết Thanh Minh. Ngày này có hai hoạt động chính là: Lễ Tảo Mộ - người người nhà nhà cùng nhau sửa sang và dọn dẹp phần mộ của những người nhà đã mất. Hội Đạp thanh là lúc mọi người đi du xuân vãn cảnh ngày tết. - Lễ hội mùa xuân được thể hiện qua từ ngữ đa dạng: Các động từ “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang”,...đã bộc lộ được tâm trạng vui vẻ tưng bừng khi tham gia hội ngày tết. Những hình ảnh đẹp đẽ như “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” đã giúp người đọc thấy được sự đông vui náo nhiệt của những người tham gia lễ hội truyền thống, mang văn hóa của dân tộc ta. 2.3 Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh vật buổi sáng? Cảnh vật buổi sáng được tác giả miêu tả với những động từ, tính từ thể hiện được sức sống mãnh liệt cũng như niềm vui sự rộn ràng và náo nức của mọi người. Cảnh vật lúc đó mang vẻ đẹp tinh khôi trong trẻo. Ngược lại hoàn toàn cảnh vật buổi chiều lại được thể hiện với tâm trạng nao nao buồn rầu khi mất đi sự vui tươi buổi sáng. Lý do dễ hiểu nhất chính là cảnh vật được nhìn qua góc nhìn của những người đã sắp kết thúc những ngày lễ hội đầu năm. Xem thêm: >Soạn văn 9 Cánh Diều 3. Soạn bài Cảnh ngày xuân: Trả lời câu hỏi cuối bài --- Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Cảnh ngày xuân| Văn 9 tập 1 Cánh diều . Để có thêm nhiều kiến thức của các môn học trong giáo trình trung học, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với giáo viên của VUIHOC ngay bây giờ nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-canh-ngay-xuan-van-9-tap-1-canh-dieu-4285.html
soan-bai-tu-danh-gia-canh-vui-cua-nha-ngheo-van-9-tap-1-canh-dieu
10-09-2024
soan-bai-tu-danh-gia-canh-vui-cua-nha-ngheo-van-9-tap-1-canh-dieu
Dưới đây là phần soạn bài Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo| Văn 9 tập 1 Cánh diều dễ hiểu và đầy đủ nhất mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em tham khảo. Bài viết sẽ giúp các em thấy được rằng không phải cuộc sống vật chất sẽ quyết định tất cả mà đời sống tinh thần cũng là vấn đề vô cùng quan trọng. Soạn bài Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo Văn 9 tập 1 Cánh diều 1. Câu 1 trang 31 SGK Văn 9/1 Cánh diều Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là D. Song thất lục bát 2. Câu 2 trang 31 SGK Văn 9/1 Cánh diều Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và chú ý vào nội dung và cảm xúc Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là C.Vui vì nhà nghèo mà ấm cúng, con cái chăm ngoan 3. Câu 3 trang 31 SGK Văn 9/1 Cánh diều Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là A. Câu song thất tái hiện cuộc sống đạm bạc, câu lục bát thể hiện thái độ vui vẻ, đoàn kết trong gia đình 4. Câu 4 trang 31 SGK Văn 9/1 Cánh diều Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là C.Từ ngữ giản dị, mộc mạc, thân mật, gần gũi 5. Câu 5 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản sau đó liên hệ so sánh văn bản khác Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là C. Cùng sử dụng thể thơ song thất lục bát >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 6. Câu 6 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều Nội dung chính của bài thơ có liên quan như thế nào đến nhan đề Cảnh vui của nhà nghèo? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản cùng với nhan đề, tìm mối liên hệ giữa nội dung với nhan đề Lời giải chi tiết: Nội dung chính của bài thơ "Cảnh vui của nhà nghèo" có mối liên quan vô cùng chặt chẽ với nhan đề. Bài thơ tả lại cảnh vui vẻ của một gia đình nghèo, nơi mà niềm vui không phụ thuộc vào bất cứ thứ tài sản vật chất nào mà tồn tại ở trong tình yêu thương cùng với sự đoàn kết gia đình. Nhan đề "Cảnh vui của nhà nghèo" xác định một bối cảnh chủ đề đó là nhà nghèo, nhưng điểm nổi bật ở trong nhan đề đó là từ "vui". Nhan đề được đặt trước với một trạng thái tích cực, một trạng thái vui vẻ và hạnh phúc. Vì vậy, nội dung chính trong bài thơ là nói đến hoàn cảnh nghèo khó của gia đình nhưng vượt lên trên tất cả đó là niềm vui ấm áp cùng với sự yêu thương nhau trong hoàn cảnh khó khăn và giữ tinh thần lạc quan, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn. Nhan đề bài thơ đã khái quát rất đúng về nội dung của cả bài 7. Câu 7 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều Hãy tìm ra các từ láy từ dòng 19 đến dòng 28 và cho biết tác dụng của chúng ở trong đoạn thơ. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản từ dòng 19 tới 28 Lời giải chi tiết: Những từ láy: xa xa, khó khăn, quây quần, chồng chồng, vợ vợ, con con, chiều chiều, tối tối, mai mai, thảnh thơi. Tác dụng: + Tạo ra sự sinh động và hấp dẫn cho đoạn thơ + Nhấn mạnh vào sự quây quần, yêu thương của gia đình giữa vợ chồng với con cái cùng nhau vượt qua được những tháng ngày khó khăn 8. Câu 8 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều Nhận xét về vần và nhịp trong bài thơ Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản sau đó tìm vần và nhịp Lời giải chi tiết: Bài thơ sử dụng nhịp thơ rất đa dạng: 4/4, 3/4, 2/2/2,…. khiến cho giọng thơ trở nên linh hoạt và sinh động Cách gieo vần cũng tuân thủ theo quy tắc của thể thơ song thất lục bát 9. Câu 9 trang 32 SGK Văn 9/1 Cánh diều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-tu-danh-gia-canh-vui-cua-nha-ngheo-van-9-tap-1-canh-dieu-4284.html
soan-bai-phan-tich-mot-tac-pham-tho-van-9-tap-1-canh-dieu
10-09-2024
soan-bai-phan-tich-mot-tac-pham-tho-van-9-tap-1-canh-dieu
Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ| Văn 9 tập 1 Cánh diều. Bài soạn này sẽ bao gồm phương pháp để phân tích một tác phẩm thơ và có hai bài phân tích chi tiết tác phẩm thơ “Khóc Dương Khuê” của tác giả Nguyễn Khuyến cho các em tham khảo. Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ Văn 9 tập 1 Cánh diều Đề bài: Phân tích bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến 1. Lập dàn ý phân tích một tác phẩm thơ Các bước lập dàn ý phân tích một bài thơ: a) Chuẩn bị: Đọc thật kỹ đề bài được đưa ra và xác định rõ ràng các yêu cầu của đề bài. Đọc lại tác phẩm cần phân tích Tìm hiểu sơ lược về thể thơ mà tác phẩm đã sử dụng Tìm hiểu về bối cảnh sáng tác và tác giả Chú ý xác định lại chính xác nội dung mà tác phẩm muốn nói đến là gì Xác định hình thức nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ và tìm ra ý nghĩa của việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó. b) Tìm ý chính và lập dàn ý chi tiết Bối cảnh của tác phẩm, đề tài và chủ đề chính của bài thơ là gì? Nội dung của bài thơ có gì đặc sắc? Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ có gì đặc sắc? Các biện pháp nghệ thuật đã góp phần giúp cho bài thơ nổi bật như thế nào? Qua bài thơ, người đọc rút ra được nội dung gì và bài học như thế nào trong cuộc sống của chính mình? Có thể học được điều gì từ tác phẩm thơ đó? Dàn ý phân tích tác phẩm Khóc Dương Khuê của tác giả Nguyễn Khuyến được sắp xếp theo bố cục ba phần: - Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khuyến Giới thiệu khái quát về nhân vật chính Dương Khuê Nói về cội nguồn của tình bạn giữa hai người để người đọc thấy được lý do nỗi buồn của tác giả. - Thân bài: Bối cảnh sáng tác của tác phẩm Sự kiện nào đã diễn ra khiến cho tác giả có cảm xúc mãnh liệt đến thế. Nguồn cảm xúc nào đã khiến tác giả viết ra bài thơ này Chủ đề chính của bài thơ mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc Phân tích nội dung của từng đoạn thơ và các biện pháp nghệ thuật có trong đó để biểu đạt rõ ràng nội dung của tác phẩm Lựa chọn thêm một số tác phẩm tương tự để làm nổi lên nội dung của “Khóc Dương Khuê” hoặc so sánh với các tác phẩm khác của tác giả Nguyễn Khuyến nhằm thấy được sự khác biệt trong việc sử dụng nghệ thuật trong tác phẩm này của tác giả. - Kết bài Khẳng định lại một lần nữa tình bạn đẹp đẽ của tác giả Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Qua đó nhấn mạnh lại nỗi đau của tác giả khi mất đi người bạn thân thiết tri kỷ nhất Khái quát nội dung của tác phẩm Nêu lại những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng và phân tích ý nghĩa của chúng. Nói lên cảm nghĩ của bản thân mình và những tác động mà tác phẩm Khóc Dương Khuê đã mang lại cho người đọc. >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ| Văn 9 tập 1 Cánh diều. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-phan-tich-mot-tac-pham-tho-van-9-tap-1-canh-dieu-4283.html
soan-bai-thuc-hanh-doc-hieu-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu-van-9-tap-1-canh-dieu
09-09-2024
soan-bai-thuc-hanh-doc-hieu-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu-van-9-tap-1-canh-dieu
Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ| Văn 9 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ mường tượng ra cảnh chia ly của đôi lứa cũng như sự xót xa của những người chinh phụ. 1. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Chuẩn bị Đọc trước văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm. - Tác giả Đặng Trần Côn: Đến tận ngày nay, những thông tin về nhà thơ Đặng Trần Côn đều rất ít và mơ hồ. Năm sinh năm mất của ông không có nhà sử học nào có thể xác nhận, họ chỉ có thể ước đoán ông sinh vào khoảng thời gian từ năm 1710 đến năm 1720. Quê hương gốc của ông ở làng Nhân Mục - làng Mọc thuộc Thanh Trì. Ngày nay chính là phường Nhân Chính quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Ông là người ham học, lại có tư chất thông minh nên ông đỗ Giải Nguyên trong kỳ thi Hương (năm 1726 đến năm 1738). Nhưng đến kỳ thi Hội thì ông không vượt qua nên từ đó ông không tham gia các kỳ thi nữa. Vào những năm 1740 đến năm 1786, ông làm chức Huấn đạo một huyện. Sau này chính là Tri huyện Thanh Oai thuộc thành phố Sơn Tây. Đến sau khi nghỉ hưu thì ông dạy học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỷ. Vào khoảng năm 1745, chưa đến 40 tuổi ông đã ra đi và được chôn cất tại làng Nhân Mục - nay là tổ dân phố 5 phường Hạ Đình. - Tác phẩm Chinh phụ ngâm: Tác phẩm Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm của tác giả Đặng Trần Công viết vào năm 1741. Bản gốc do ông viết bằng chữ Hán, đến sau này mới có nhiều người dịch ra tiếng Nôm và tiếng quốc ngữ. Bản dịch hiện nay nổi tiếng nhất được thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát. Cả tác phẩm có 412 câu thơ. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong sách giáo khoa là 20 câu thơ từ dòng 208 đến dòng 228. Đoạn này nói về cảnh chia ly của cặp vợ chồng son, khi mà người vợ phải tiễn chồng ra nơi chiến trường. Đó còn là cảnh hào hùng của người lính cũng như sự xót xa với cảnh chết chóc tang thương trên chiến trường. Người vợ ở nhà vừa cô đơn buồn tủi lại lo lắng cho chồng mình cũng như khát khao về tương lai hạnh phúc khi chồng được trở về với gia đình. 2. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Đọc hiểu 2.1 Chú ý cách diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ Cách diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ đã gợi được cảm giác cô đơn đến buồn tủi. Qua đó còn thể hiện nỗi sầu khổ đau xót của người chinh phụ. 2.2 Nỗi lòng người chinh phụ đã được biểu hiện thế nào qua việc tả cảnh? - Tác giả đã thể hiện được nỗi lòng của người chinh phụ qua những câu thơ tả cảnh “Sương như búa, bổ mòn gốc liễu” “Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô” Các câu thơ trên kết hợp với những động từ “bổ mòn”, “xẻ héo”,...đã khiến người đọc có cảm giác đau thương do chia lìa và hiu quạnh khi thấy xung quanh toàn sương mờ, bụi chim gù, tiếng dế, tiếng chuông,... 2.3 Hình ảnh gắn bó giữa “hoa” và “nguyệt” thể hiện điều gì? Hình ảnh gắn bó giữa “hoa” và “nguyệt” đã thể hiện được sự gắn bó mật thiết và sự hài hòa trong tự nhiên. Qua đó càng thể hiện được sự cô đơn hiu quạnh của người chinh phụ trong đêm tối mờ mịt. >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều ... Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ| Văn 9 tập 1 Cánh diều. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-doc-hieu-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu-van-9-tap-1-canh-dieu-4282.html
soan-bai-thuc-hanh-doc-hieu-pho-gia-ve-kinh-van-9-tap-1-canh-dieu
09-09-2024
soan-bai-thuc-hanh-doc-hieu-pho-gia-ve-kinh-van-9-tap-1-canh-dieu
Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh| Văn 9 tập 1 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu hơn về tác phẩm Phò giá về kinh và thấy được nhiệm vụ của thế hệ trẻ với nước nhà. 1. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh: Chuẩn bị Đọc trước văn bản Phò giá về kinh; tìm hiểu thêm thông tin về Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. - Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải + Trần Quang Khải sinh ngày 24 tháng 8 năm 1241 và mất ngày 26 tháng 7 năm 1294. + Ông được Trần Thái Tông phong tước Chiêu Minh Vương từ khi còn nhỏ. Ông được học với Bảng nhãn Lê Văn Hưu - Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu. + Trần Quang Khải là một nhà quân sự, nhà chính trị và là tôn thất hoàng gia Đại Việt trong thời nhà Trần. + Ông giữ chức vụ cao nhất là Thừa tướng thời vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông. Trần Quang Khải đã phò tá vua, trông coi mọi việc của nước nhà. >> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 2. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh: Đọc hiểu Chú ý các chiến thắng lịch sử và việc sử dụng động từ mạnh - Các chiến thắng lịch sử được nhắc đến trong bài thơ là trận Chương Dương và trận Hàm Tử. - Các động từ được lựa chọn để sử dụng trong bài như “cướp”, “bắt”,... Những từ này đã thể hiện được khí thế hùng mạnh của quân dân ta trong tất cả các trận chiến đấu. 3. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh: Trả lời câu hỏi cuối bài 3.1 Câu 1 trang 20 SGK Văn 9/1 Cánh diều Hãy trình bày bối cảnh ra đời văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải. Văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải được viết vào khoảng thời gian sau chiến thắng Chương Dương Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285 khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và nhà vua Trần Nhân Tông về thành Thăng Long hay chính là thủ đô Hà Nội ngày nay. 3.2 Câu 2 trang 20 SGK Văn 9/1 Cánh diều Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ…) - Đặc điểm thể loại của bài thơ: + Mỗi bài thơ gồm bốn dòng thơ, mỗi dòng thơ gồm năm chữ. + Câu thơ thứ nhất, hai và bốn hoặc chỉ câu thơ thứ hai và thứ bốn sẽ hợp vần bằng chữ cuối câu. 3.3 Câu 3 trang 21 SGK Văn 9/1 Cánh diều Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ. - Nội dung của hai dòng thơ đầu dành để nói về trận thắng trận quan trọng của toàn bộ quân sĩ và nhân dân nước ta. - Nội dung của hai dòng thơ cuối chính là khát vọng của tất cả người con Việt Nam về một tương lai tươi sáng, một đất nước độc lập và hòa bình. - Qua nội dung trên, chủ đề chính của bài thơ chính là hào khí ngút trời về quyết tâm chiến thắng kẻ thù cũng như khát khao một đất nước hòa bình, dân tộc phát triển. 3.4 Câu 4 trang 21 SGK Văn 9/1 Cánh diều Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ? - Cách ngắt nhịp ⅔. - Nhịp điệu ⅔ của các dòng thơ có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện nội dung bài thơ. Qua nhịp thơ này đã nhấn mạnh được chiến công lẫy lừng của quân dân nhà Trần trong các trận chiến với giặc ngoại xâm. Chính nhờ vậy mà người đọc có thể thấy được khát vọng hòa bình cũng như tự nhận thấy trách nhiệm của mỗi người con Việt Nam trong công cuộc dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. 3.5 Câu 5 trang 21 SGK Văn 9/1 Cánh diều So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm. 3.6 Câu 6 trang 21 SGK Văn 9/1 Cánh diều Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao? Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-doc-hieu-pho-gia-ve-kinh-van-9-tap-1-canh-dieu-4259.html
soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-18-van-9-tap-1-canh-dieu
06-09-2024
soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-18-van-9-tap-1-canh-dieu
Những kiến thức về chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ luôn là một vấn đề cần được chú ý và quan tâm bởi những tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ Văn thường có sự xuất hiện của ba loại chữ này. Bởi vậy, hãy cùng VUIHOC Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18| Văn 9 tập 1 Cánh diều để nắm được chi tiết hơn nhé! Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18 Văn 9 tập 1 Cánh diều 1. Câu 1 trang 18 SGK Văn 9/1 Cánh diều Trong những tác phẩm sau đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào được viết bằng chữ Nôm và tác phẩm nào được viết bằng chữ Quốc ngữ? Trả lời: Viết bằng chữ Hán - Sông núi nước Nam - Nhật kí trong tù - Hịch tướng sĩ Viết bằng chữ Nôm - Quốc âm thi tập - Truyện Lục Vân Tiên - Truyện Kiều - Viết bằng chữ Quốc ngữ -Tuyên ngôn Độc lập - Lão Hạc - Tắt đèn - Dế Mèn phiêu lưu kí 2. Câu 2 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều Tìm cách diễn đạt phù hợp ở bên B và giải thích tại sao cách diễn đạt ấy lại phù hợp với mỗi loại tác phẩm được nêu ra ở bên A. Lời giải: a- 1 và 2 vì viết bằng chữ Hán cần phải có phiên âm sang chữ quốc ngữ để có thể hiểu từ đó và dịch được nghĩa sang tiếng Việt nhằm hiểu bài thơ b- 3 vì chữ Nôm chỉ cần được chuyển thành chữ quốc ngữ để có thể hiểu nghĩa 3. Câu 3 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều Hãy tìm thêm một vài ví dụ về những trường hợp sau trong chữ Quốc ngữ: Trả lời: a. Trường hợp sử dụng một chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm: ghi âm /z/ bằng những chữ r, d. b. Trường hợp sử dụng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau: sử dụng chữ i vừa để ghi âm /i/ vừa để ghi cho âm /i:/ c. Trường hợp ghép nhiều chữ cái để có thể ghi một âm như là ng, ngh, tr, th… 4. Câu 4 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 6 – 8 dòng) trình bày những suy nghĩ của em về thuận lợi trong quá trình học chữ Quốc ngữ và sử dụng chữ Quốc ngữ để viết được những tên riêng nước ngoài, những thuật ngữ khoa học có nguồn gốc từ nước ngoài. Lời giải: Đoạn tham khảo 1: Chữ Quốc ngữ là một danh từ chung, để chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn như chữ Nôm cũng là một chữ Quốc ngữ của nước ta ở trong một thời kỳ, nên danh từ chữ Quốc ngữ để chỉ cho chữ viết mà chúng ta sử dụng ngày nay. Chữ này thoạt đầu do những vị giáo sĩ phương Tây truyền đạo tại Việt Nam, họ lấy mẫu tự La Tinh, ghép lại để có thể ghi âm địa danh và những nhân vật địa phương, từ đó nó đã trải qua nhiều thời kỳ hình thành cho tới ngày nay. Khác với nhiều hệ thống ngôn ngữ ở trên thế giới, với 29 âm trong đó bao gồm 11 nguyên âm, 17 phụ âm, 1 bán nguyên âm và 5 thanh điệu (sắc, hỏi, huyền, ngã, nặng) đã làm cho tiếng Việt càng thêm trầm bổng linh hoạt với giai điệu và tiết tấu vô cùng sinh động đầy nhạc tính. So với chữ Hán và chữ Nôm là kiểu chữ tượng hình thì chữ Việt theo hệ chữ latinh vô cùng phù hợp trong việc viết những tên nước ngoài hoặc các thuật ngữ khoa học… >> Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh diều Đoạn tham khảo 2: Học chữ Quốc ngữ và sử dụng được chữ Quốc ngữ là một lựa chọn rất phù hợp của dân tộc Việt. Người học chữ Quốc ngữ sẽ được cấp cho nguyên liệu đó là 29 ký tự và họ sẽ được thỏa sức sáng tạo với những mô hình lắp ghép những ký tự rời rạc ấy. Với bất kỳ mô hình lắp ghép đúng đắn nào của những ký tự Latin, chữ Quốc ngữ đều có thể được dễ dàng phát âm một cách chuẩn xác theo đúng những quy ước mà ký tự đó mô phỏng âm thanh tự nhiên tiếng Việt. Đại bộ phận người dân Việt Nam đã có thể từng bước tiếp cận đến sách vở, nguồn cung cấp tri thức hữu ích dành cho nhân loại, cũng như với báo chí, nguồn thông tin được cập nhật hằng ngày, để dần thoát khỏi đời sống u tối và trì trệ mà giai cấp thống trị luôn muốn duy trì. Nguồn xem thêm https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-18-van-9-tap-1-canh-dieu-4196.html
soan-bai-khoc-duong-khue-van-9-tap-1-canh-dieu
06-09-2024
soan-bai-khoc-duong-khue-van-9-tap-1-canh-dieu
Dưới đây là phần soạn bài Khóc Dương Khuê| Văn 9 tập 1 Cánh diều vô cùng chi tiết và dễ hiểu. Tác phẩm chính là một bài thơ thể hiện được nỗi tiếc nuối sâu sắc của nhà thơ đối với người bạn của mình. Đồng thời cũng khẳng định một tình bạn tri kỷ - một thứ tình cảm giữa người với người. 1. Soạn bài Khóc Dương Khuê: Chuẩn bị – Khi đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát, các em cần phải chú ý đến điều gì? – Đọc trước văn bản Khóc Dương Khuê, tìm hiểu thêm những thông tin về nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Dương Khuê (1839-1902). Trả lời: - Khi đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát, em cần chú ý đến cách ngắt câu, ngắt nhịp và cách gieo vần. - Tìm hiểu về văn bản Khóc Dương Khuê cùng với nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Dương Khuê: * Nhà thơ Nguyễn Khuyến: - Nguyễn Khuyến (1835-1909) lấy hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ lấy tên là Nguyễn Thắng. - Sinh ra ở quê ngoại - xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định. - Lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội - làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, thuộc tỉnh Hà Nam. - Ông xuất thân ở trong một gia đình nhà nho nghèo. - Năm 1864, ông được đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp nhưng trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả thi Hội lẫn thi Đình → Do đỗ đầu cả ba kì thi cho nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ - Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ được làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời của ông là đi dạy học và sống thanh bạch tại quê nhà. - Nguyễn Khuyến là một người tài năng, có cốt cách thanh cao và có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ rất kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp. - Sáng tác của Nguyễn Khuyến bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng khá lớn, hiện còn trên 800 bài bao gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu vẫn là thơ. - Những tác phẩm: Quế Sơn thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, cùng với rất nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế và câu đối truyền miệng. - Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là một nhà thơ trào phúng vừa là một nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng của Lão Trang và triết lý Đông Phương. - Thơ chữ Hán của ông hầu như đều là thơ trữ tình. → Có thể nói trên cả hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều rất thành công. - Nội dung: thơ Nguyễn Khuyến nói về tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người vô cùng khổ cực, thuần hậu và chất phác; châm biếm, đả kích với thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời cũng bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân và với nước. - Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến dành cho nền văn học dân tộc chính là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê và thơ trào phúng. * Nhà thơ Dương Khuê: - Dương Khuê (1839 – 1902) là người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, thuộc tỉnh Hà Đông (nay là Ứng Hòa, Hà Nội). - Ông đỗ tiến sĩ vào năm 1868, làm quan tới chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến. 2. Soạn bài Khóc Dương Khuê: Đọc hiểu 2.1 Chú ý vào cách sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm của nhà thơ Nguyễn khuyến 2.2 Nhà thơ nhắc về những kỉ niệm gì với bạn, theo trình tự như thế nào? >> Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh diều 2.3 Nỗi đau mất bạn của tác giả đã được thể hiện như thế nào? 2.4 Chú ý vào vai trò của những điển cố, điển tích được sử dụng 2.5 Nhà thơ đã tự an ủi mình ra sao khi bạn mất? --- Phần Soạn bài Khóc Dương Khuê Văn 9 tập 1 Cánh diều trên đây sẽ giúp các em tìm hiểu về các nhà thơ nổi tiếng thời xưa cùng với sự tồn tại của tình bạn tri kỷ, thứ tình cảm quý giá giữa con người với con người. Ngoài bài soạn phía trên ra, nếu muốn tham khảo về nhiều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-khoc-duong-khue-van-9-tap-1-canh-dieu-4195.html
soan-bai-song-nui-nuoc-nam-nam-quoc-son-ha-van-9-tap-1-canh-dieu
05-09-2024
soan-bai-song-nui-nuoc-nam-nam-quoc-son-ha-van-9-tap-1-canh-dieu
VUIHOC hướng dẫn các em cách Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)| Văn 9 tập 1 Cánh diều một cách chi tiết. “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược. 1. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Chuẩn bị - Xem lại các kiến thức về thơ Đường luật đã được học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai để vận dụng vào phần đọc hiểu của văn bản này. - Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam sau đó tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi như “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc. Trả lời: * Thơ Đường luật: Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên khác là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với những luật được xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển vô cùng mạnh mẽ không chỉ ở trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng tại một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng hay tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung. Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể nhằm đối lập và phân biệt với những thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo những luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống những quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện trong 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. Xét về mặt hình thức thì thơ đường luật được chia ra thành các dạng như sau: Thất ngôn bát cú: gồm tám câu, mỗi câu có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất trong thể thơ Đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ Ngũ ngôn bát cú: gồm 8 câu, mỗi câu có 5 chữ Ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu có 5 chữ Ngoài những dạng được kể ở trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác nữa. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân thủ theo những nguyên tắc đó. * Văn bản Sông núi nước Nam: - Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có rất nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất đã kể như sau: Theo truyền thuyết, vào năm 1077, trong thời gian quân Tống đến xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bất ngờ, trong một đêm, quân sĩ nghe thấy vọng ra trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ với nội dung về sự bảo vệ đất nước và tình yêu quê hương khiến cho quân giặc khiếp sợ. Bài thơ này đã truyền cảm hứng cũng như động viên tinh thần cho quân sĩ, giúp họ chiến đấu một cách quả cảm và đánh bại quân Tống. Mặc dù không rõ ai là tác giả của bài thơ và có rất nhiều phiên bản khác nhau, truyền thuyết về việc hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ ấy trong tình huống cụ thể đã trở thành một câu chuyện vô cùng nổi tiếng trong lịch sử và văn hóa dân gian của Việt Nam. Nó thể hiện được lòng yêu nước và ý chí đấu tranh của dân tộc ở trong cuộc chiến bảo vệ đất nước. >> Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh diều 2. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Đọc hiểu 3. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Trả lời câu hỏi cuối bài 3.1 Câu 1 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều 3.2 Câu 2 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều 3.3 Câu 3 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều 3.4 Câu 4 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều 3.5 Câu 5 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều 3.6 Câu 6 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều --- Ngoài bài soạn phía trên ra, nếu muốn tham khảo về nhiều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-song-nui-nuoc-nam-nam-quoc-son-ha-van-9-tap-1-canh-dieu-4194.html
soan-bai-ro-me-o-va-giu-li-et-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc
04-09-2024
soan-bai-ro-me-o-va-giu-li-et-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc
VUIHOC hướng dẫn các em cách soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức vô cùng dễ hiểu. Vở bi kịch này dựa trên xung đột giữa con người với khát vọng về yêu đương mãnh liệt cùng với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Vượt lên mọi thứ, Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã đến được với nhau. 1. Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét: Trước khi đọc 1.1 Tìm hiểu về tác giả Uy-li-am-sếch-xpia - Uy-li-am Sếch-xpia (sinh năm 1564, mất năm 1616) sinh ra ở Stratford-upon-Avon nước Anh. - Năm 1578 gia đình bị sa sút, ông bắt buộc phải thôi học. - Năm 1585 ông lên Luân Đôn để kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp làm nghệ thuật. - Năm 1612 ông rời khỏi Luân Đôn để về quê sinh sống. - Shakespeare viết đến hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia làm ba loại: + Hài kịch: “Giông tố”, “Cardenio”, “As you like it”,... + Bi kịch: “Hamlet”, “King Lear”, “Othello”, “Romeo and Juliet”,... + Kịch lịch sử: “King John”, “Richard II”, “Henry V”,... - Tác phẩm của ông chính là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do và của lòng nhân ái bao la, của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện cùng với khả năng vươn lên để khẳng định cuộc sống con người. 1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc Tình yêu là đề tài rất phổ biến trong văn học và nghệ thuật. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bản thân về một tác phẩm viết với đề tài này. Trả lời: - Bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh. - Bài thơ là sự khám phá về những khát vọng tình yêu của trái tim người phụ nữ chân thành và giàu khao khát nhưng cũng vô cùng tự nhiên. Thi phẩm là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang trong tình yêu thiết tha, nồng nàn và chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian cùng sự hữu hạn của đời người trên cơ sở khám phá ra sự tương đồng, sự hòa hợp giữa hình tượng “sóng” với “em”. >> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 2. Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét: Đọc văn bản 2.1 Lời thoại của hai nhân vật có điểm gì đặc biệt? - Lời thoại của hai nhân vật là lời độc thoại. 2.2 Tại sao Giu-li-ét lại mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ? - Giu-li-ét mong muốn Rô-mê-ô từ bỏ tên họ là để xóa bỏ đi mối thù, để họ có thể được tự do yêu thương với nhau mà không bị ràng buộc vì hận thù. 2.3 Điều gì đã giúp cho Rô-mê-ô có thể gặp gỡ Giu-li-ét? - Rô-mê-ô có thể gặp gỡ được Giu-li-ét chính là nhờ vào đôi cánh tình yêu và sức mạnh tình yêu. 3. Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét: Sau khi đọc 3.1 Câu 1 trang 122 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức Sự việc Rô-mê-ô gặp gỡ Giu-li-ét diễn ra ở trong tình thế như thế nào? Trả lời: Tình thế Rô-mê-ô gặp gỡ Giu-li-ét: chàng đang có ý định lẻn vào. 3.2 Câu 2 trang 122 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức Hãy nhận xét về cách bày tỏ tình yêu của Rô-mê-ô với Giu-li-ét. Trả lời: Cách bày tỏ tình yêu của Rô-mê-ô với Giu-li-ét: lời nói lãng mạn và bay bổng, sử dụng rất nhiều hình ảnh ví von, thể hiện được sự hy vọng không ngừng nghỉ. 3.3 Câu 3 trang 122 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức Phân tích những hình thức thoại và chỉ ra vai trò của chúng ở trong việc thể hiện diễn biến tâm trạng của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Trả lời: Xem thêm: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-ro-me-o-va-giu-li-et-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4156.html
Soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-111-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc
27-08-2024
Soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-111-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc
Dưới đây là phần soạn bài vô cùng chi tiết Củng cố, mở rộng trang 111| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Thông qua sự phân tích hai văn bản “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, các em sẽ có thêm kiến thức để viết một bài văn nghị luận văn học. Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức 1. Câu 1 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức Vẽ sơ đồ tư duy về luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu cho mỗi luận điểm của hai văn bản: “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Trả lời: * Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi 2. Câu 2 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức 3. Câu 3 trang 111 SGK văn 9/1 kết nối tri thức Trên đây là phần Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Thông qua những văn bản được học, chắc hẳn các em có thể hiểu rõ được dụng ý của tác giả và biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ngoài bài soạn này ra, nếu muốn tham khảo thêm về những bài soạn văn khác hay những bài soạn khác có trong môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé! Nguồn: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-111-van-9-tap-1-ket-noi-tri-thuc-4155.html
soan-bai-thao-luan-ve-mot-van-de-dang-quan-tam-trong-doi-song-phu-hop-voi-lua-tuoi-lam-the-nao-de-hoc-tot-mon-ngu-van
27-08-2024
soan-bai-thao-luan-ve-mot-van-de-dang-quan-tam-trong-doi-song-phu-hop-voi-lua-tuoi-lam-the-nao-de-hoc-tot-mon-ngu-van
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?) Bài nói tham khảo Xin chào thầy cô và tất cả các bạn, sau đây em xin được trình bày về vấn đề làm sao để học tốt môn Ngữ văn. Từ xưa tới nay, môn Văn luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phần phong phú hơn, giúp chúng ta ứng xử lịch sự và văn minh hơn. Nhưng bây giờ chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI, còn gọi là thế kỉ của khoa học, công nghệ hiện đại, do đó vị trí của môn Văn trong các trường học đã bị suy giảm. Nhiều phụ huynh và học sinh thích chạy theo những môn học hợp thời thượng như những môn tự nhiên là toán, Lí, Hóa và môn xã hội như Anh, Tin học mà không thích con mình theo học môn Văn, vì theo tư tưởng của họ thì thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, nhiều quốc gia và dân tộc đang cố gắng phát triển để có thể hội nhập với toàn thế giới. Là một học sinh đang cắp sách tới trường như em không đồng tình với suy nghĩ này của họ. Xem thêm: Soạn văn 9 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới Văn chương là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để cho các sĩ tử có thể khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt với con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại cả sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua cũng thấy cảm động, ngưỡng mộ và thông cảm cho số phận của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án gay gắt bọn địa chủ độc ác. Còn trong xã hội hiện nay, việc học Văn càng mang ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp cho con người nhận thức được những cái hay và cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hoá nhân loại, lưu truyền được những cái tốt đẹp của con người qua nhiều thời đại. Văn chương dẫn chúng ta đến một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi phải có sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều muốn đề cao tình yêu thương, lòng nhân ái và sự công bằng. Giúp em nhận thấy được thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những gì giản dị nhất, có suy nghĩ, có bản lĩnh, ứng xử, lối sống đúng đắn và lành mạnh. Chẳng hạn khi đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh về xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công và đen tối. Hay là khi đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận thật lênh đênh chìm nổi của những người phụ nữ. Không những thế văn chương còn khiến cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phần phong phú và trong sáng hơn. Nó trau dồi cả lời ăn và tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống mỗi ngày. Mỗi môn học hay mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào trong đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm trở nên phong phú hơn và sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn và cho trái tim của mỗi con người rung lên chính là sứ mệnh của văn chương. Như vậy văn chương là không thể thiếu ở trong cuộc sống cả xưa và nay. Thế mà trong xã hội hiện nay, việc học Văn lại bị coi nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ vô cùng buồn tẻ, nhàm chán và trở nên khô khan, hạn hẹp đến thế nào? Xem thêm: https://vuihoc.vn/tin/thcs-soan-bai-thao-luan-ve-mot-van-de-dang-quan-tam-trong-doi-song-phu-hop-voi-lua-tuoi-lam-the-nao-de-hoc-tot-mon-ngu-van-4154.html